Nhiều dịch bệnh đe doạ sức khoẻ trẻ nhỏ
Dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ bước vào cao điểm thì một số bệnh như tay chân miệng, thủy đậu vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ tấn công trẻ đầu năm học mới.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong gần 2 năm trở lại đây sau khi kết thúc giãn cách xã hội kéo dài thì tỷ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, ghi nhận nhiều ca bệnh tăng nặng, thời gian xuất hiện bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn
Lý giải điều này, TS. Thúy cho biết, đây là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch” để lại một khoảng trống lớn chưa được “bù đắp” khiến khi “va chạm” với các loại virus, vi khuẩn “quen mặt” như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… lại khiến cho trẻ có nhiều phản ứng dữ dội hơn, sốt cao hơn và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn.
Chính vì vậy, sau kỳ nghỉ hè 2-3 tháng và thời điểm chuẩn bị giao mùa là lúc các bậc cha mẹ cần kiến thức để giúp trẻ “nhân đôi đề kháng” chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chuẩn bị “hành trang” sức khỏe vững vàng cho con chào đón năm học mới hiệu quả.
Tư vấn trực tiếp giải pháp hỗ trợ tăng đề kháng cho hơn 30.000 phụ huynh
Nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động chiến dịch hành động vì trẻ em “Nhân đôi đề kháng”. Chiến dịch bao gồm các hoạt động tương tác, tư vấn trực tiếp cho hơn 30.000 ngàn phụ huynh tại chuỗi các trường mầm non kiến thức khoa học giúp trẻ tăng cường đề kháng đúng cách để có một sức khỏe tốt, tạo tiền đề phát triển toàn diện trong tương lai.
Theo PGS.TS Diệu Thúy, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lại thêm thiếu hụt miễn dịch sau giai đoạn giãn cách xã hội nên giai đoạn này trẻ cần bổ sung miễn dịch để bù đắp lại thiếu hụt, và nhân đôi lên để hệ miễn dịch được phát triển bình thường. Và để nhân đôi đề kháng bên cạnh yếu tố bên ngoài thì dinh dưỡng chính là yếu tố then chốt giúp tăng cường đề kháng cho trẻ.
Theo đó, cha mẹ cần đảm bảo các bữa trong ngày cho trẻ đầy đủ các nhóm chất như: acid béo Omega 3, Omega 6, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, B12, B6, E,… Đặc biệt, trong số các vi chất , bộ đôi sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ thiếu sắt cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm. Cùng với sắt, thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, khi vừa là thành phần, vừa là chất xúc tác tăng cường sản xuất các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng). Từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên theo cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 của Viện dinh dưỡng Quốc gia có 60% trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt.
Thiếu 2 vi chất này được ví như “nạn đói tiềm ẩn” vì khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt ở trẻ mà chỉ nhận biết được khi đã xảy ra hậu quả của thiếu kẽm và thiếu sắt gây ra.
Theo khảo sát của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam cung cấp thiếu đến 50% nhu cầu một số vi chất như vitamin A, B1, C, D3, sắt, kẽm, canxi… trong đó điển hình là thiếu kẽm và sắt.
“Chính vì vậy tăng cường dinh dưỡng với đầy đủ kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày chính là giải pháp quan trọng trong tăng cường đề kháng cho trẻ”, TS. Diệu Thúy lưu ý.
Đồng hành cùng chương trình “Nhân đôi đề kháng” là bộ đôi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đến từ Italy: Fitobimbi Ferro C - Kẽm sắt song hành, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ và Fitobimbi Immuno - Đề kháng khỏe, trẻ lớn khôn. ![]() Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hotline: 1800 8070 Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbi.vn |
Lệ Thanh
Ngọc Dũng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Chiến dịch 'Nhân đôi đề kháng' phổ biến kiến thức cho hơn 30.000 phụ huynhCách rã đông an toàn nhất là để thực phẩm dưới ngăn mát tủ lạnh cho tan đá dần
Nếu rã đông không đúng cách, vi khuẩn sẵn có trên bề mặt thực phẩm từ trước khi cấp đông sẽ tiếp tục sinh sôi khắp miếng thịt. Trường hợp miếng thịt vẫn còn cứng đã được mang đi nấu sẽ chín không đều, một số phần trong miếng thị có thể không đạt đến nhiệt độ nấu an toàn đủ diệt vi khuẩn.
Có 3 cách rã đông thịt: Tủ lạnh, lò vì sóng và ngâm trong nước lạnh. Dù rã đông theo cách nào cũng cần tuân thủ 4 nguyên tắc:
Thứ nhất, không để thức ăn rã đông ở nhiệt độ phòng, đây là điều kiện lý tưởng khiến vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng khả năng ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên thực tế rất nhiều gia đình vẫn đang rã đông theo cách này.
Thứ hai, trước khi rã đông thịt nên kiểm tra bao bì, đảm bảo không bị rách hoặc hở để tránh rò rỉ nước làm ô nhiễm, lây chéo ra thực phẩm khác.
Thứ ba, khi thực phẩm đã rã đông hoàn toàn, tuyệt đối không cấp đông trở lại. Bạn chỉ được phép cấp đông trở lại khi thực phẩm mới tan đá một phần, vẫn còn dính các tinh thể đá trên bề mặt.
Thứ tư,tránh lây nhiễm chéo khi rã đông bằng cách khử trùng bồn rửa, chén đĩa hay hộp chứa thực phẩm rã đông, bên trong lò vi sóng…
Rã đông bằng tủ lạnh
Đây là cách rã đông an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi mất thời gian. Bạn bỏ thực phẩm cần rã đông vào hộp hoặc đĩa sạch, bọc kín lại rồi để xuống ngăn mát dưới cùng của tủ lạnh để tránh lây nhiễm chéo sang thực phẩm khác.
Theo tính toán, để rã đông 1 con gà 2,5kg cần để thực phẩm dưới ngăn mát 24 giờ. Đối với các loại thịt khác, thời gian rã đông dưới 24 giờ là đủ.
Rã đông bằng lò vi sóng
Trong trường hợp cần rã đông nhanh, bạn có thể sử dụng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm, tan đông.
Lưu ý khi rã đông cần lột bỏ các bao bì không an toàn với lò vi sóng như hộp xốp, túi nilon, bìa carton, thay vào đó cần đặt thực phẩm trong hộp hoặc đĩa sâu có nắp hay màng bọc an toàn với lò vi sóng, tránh nước từ thực phẩm chảy ra ngoài.
Với phương pháp này, thực phẩm cần được chế biến ngay vì thịt có thể bị chín một phần.
Rã đông với nước
Rất nhiều người ngâm trực tiếp thực phẩm đông lạnh trong nước để rã đông. Đây là cách làm không đúng
Rất nhiều gia đình thả trực tiếp thực phẩm vào nước lạnh để rã đông, tuy nhiên cách làm này khiến dịch bào chứa chất dinh dưỡng tan ra và hòa vào nước làm mất chất dinh dưỡng, thực phẩm khi nấu cũng bị nhão và nhạt hơn.
Cách rã đông đúng cách là để thực phẩm trong túi nhựa, túi nilon chống rò rỉ, sau đó cầm cả túi xối dưới vòi nước lạnh cho đến khi thịt được rã đông hoàn toàn. Hoặc bạn cũng có thể ngâm túi thực phẩm đã được bọc kín trong bồn nước, thay nước sau mỗi 30 phút cho đến khi thịt được rã đông.
Rã đông thức ăn thừa
Có thể rã đông thức ăn thừa bằng cách để dưới ngăn mát tủ lạnh hoặc lò vi sóng. Tuy nhiên cần nấu lại trước khi ăn và nếu còn thừa, tuyệt đối không cấp đông trở lại.
Minh Anh
Nếu bạn không biết bảo quản dưa hấu và hoa quả trong tủ lạnh đúng cách, chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh tiêu hóa nguy hiểm.
" alt=""/>Rã đông thịt tưởng dễ, có 2 thói quen hàng triệu người làm saiTuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi mới áp dụng công nghệ, do đặc thù của một đơn vị giáo dục công, VAA gặp nhiều rào cản về mặt tâm lý. “Lúc này, ý chí, bản lĩnh và kinh nghiệm của người đứng đầu là yếu tố then chốt. Người ra quyết định cũng cần hiểu về cách thức quản lý và tổ chức khoa học dữ liệu, để có thể đưa ra một lộ trình thuyết phục”, PGS.TS Trần Hoài An nhấn mạnh.
VAA xác định tiến hành chuyển đổi số chậm mà chắc, không thể vội vàng, nên hiện tại vẫn kết hợp sử dụng một số ứng dụng truyền thống. Tuy nhiên, tất cả những quy trình vận hành quan trọng nhất đã được đưa lên hệ thống Base.
“Chúng tôi coi đây là môi trường làm việc chính thống. Nếu ai đó không hoạt động và báo cáo trên Base, đồng nghĩa với việc ngày hôm đó họ không đi làm, và ngược lại. Chúng ta không thể áp đặt khi chuyển đổi số, nhưng khi đã thống nhất tư tưởng với nhau, thì cần hành động thật quyết liệt”, PGS.TS Trần Hoài An nói.
“Hái quả ngọt” nhờ hành động quyết liệt, chủ động
Sau hơn 3 tháng triển khai công nghệ, hệ thống quản lý điều hành của VAA đã được tái tổ chức một cách toàn diện. Từ hơn 300 quy trình thủ công trước đây, Học viện đã cắt giảm còn 150 quy trình và tất cả đều đang hoạt động trơn tru trên Base Workflow. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn văn bản được số hóa trên Base Office, và một môi trường làm việc minh bạch, trong sạch, khách quan đã được tạo ra.
Nói về những quy trình phức tạp trước khi áp dụng phần mềm của Base, Chủ tịch VAA cho biết, có quá nhiều quy trình và các đầu việc mà không có cách nào để thống kê và quan sát được hết, từ đó dẫn đến đến thiếu sót, nhầm lẫn và không được xử lý kịp thời.
“Nếu ai đó cho rằng khi áp dụng phần mềm Base, họ phải làm nhiều việc hơn, thì tôi cho rằng họ không sai. Vì trước đây, có rất nhiều việc phải làm nhưng vì không nhìn thấy nên chúng ta chỉ làm 50-60%. Còn hiện tại, mọi thứ rất rõ ràng trên nền tảng, công việc luôn được đảm bảo hoàn thành 100%”, Chủ tịch Hội đồng VAA chia sẻ.
Trong suốt quá trình làm việc, từ lộ trình triển khai, chiến lược, đến đội ngũ tiên phong đều do Chủ tịch Hội đồng VAA Trần Hoài An và Giám đốc VAA Nguyễn Thị Hải Hằng trực tiếp chỉ đạo. Chính điều này đã tạo ra sức mạnh và sự cam kết đội ngũ trong phạm vi toàn Học viện.
![]() |
Ứng dụng công nghệ giúp nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ VAA, các đầu việc được đảm bảo hoàn thành 100%. |
Hiểu được rằng khả năng tiếp cận công nghệ của mỗi người không giống nhau, việc đào tạo tập trung không mang lại hiệu quả, lãnh đạo VAA đã chọn lọc đội ngũ từ mỗi phòng ban để tiến hành chuyển đổi trong giai đoạn đầu. Theo thầy An, ý chí của ban lãnh đạo và việc chọn đúng đội ngũ tiên phong là 2 yếu tố quyết định sự thành bại.
Thời gian sắp tới, VAA sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ máy vận hành và đưa các phần mềm của Base vào sử dụng tối đa để phát huy trọn vẹn tất cả những hiệu quả và thế mạnh của công nghệ. “Lợi ích của việc áp dụng công nghệ, hiểu một cách đơn giản chính là tăng năng suất làm việc và tiết kiệm chi phí, rất nhiều các hoạt động in ấn, lưu trữ và một số nguồn lực là không cần thiết nhưng lại tiêu tốn rất nhiều tiền trong các cơ quan, tổ chức", PGS. TS Trần Hoài An chia sẻ.
Vân Anh
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đánh giá đây là một thương vụ mua bán sáp nhập vì một mục tiêu chung cao hơn tất cả, đó là đóng góp để "Việt Nam hùng cường".
" alt=""/>Học viện Hàng không công bố chương trình chuyển đổi số